Cập nhật ngay Top 30 món đặc sản Huế mới nhất 2023
Khám phá đặc sắc ẩm thực trong các món ăn đặc sản Huế
Đặc Sản Huế là gì ? Đặc sản Huế có gì ? Đó không chỉ là những món ăn no mà nó còn là những món đặc sản làm quà trứ danh làm nên thương hiệu Đặc sản ở Huế. Là những món ăn mà khi đặt chân đến đây chúng ta nhất định phải thử và mua về làm quà cho gia đình.
Huế được mệnh danh là xứ sở mộng mơ, là điểm đến cuốn hút và quyến rũ du khách không chỉ bằng vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng và bình dị của các công trình kiến trúc cổ kính. Mà chính những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Huế đã là điểm nhấn thu hút ngày càng nhiều lượt du khách đến đây hơn mỗi năm.
Quan niệm từ xưa của người dân nơi đây, về ẩm thực – bữa ăn không chỉ đơn thuần là ăn mà là sự trãi nghiệm, thưởng thức trọn vẹn từ những chi tiết nhỏ nhất trong món ăn. Từ đó các món ăn nơi đây cũng yêu cầu rất cao, từ khâu chọn nguyên vật liệu phải tươi ngon, phương pháp chế biến hợp lý, cho đến bày biện trang trí món ăn phải thật bắt mắt.
Việc thưởng thức một ngón ăn ngon được ví như là thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. Không phải vội cứ từ từ từng chút một. Đây cũng chính là cách hưởng thụ, sống chậm, nhẹ nhàng của người dân xứ Huế. Từ Bắc vào Nam, mỗi vùng miền trên đất nước ta đều ẩn chứa những đặc sản riêng có. Hôm nay, hãy cùng Dacsan.biz dừng chân tại Huế – khám phá xem Huế có những đặc sản gì nhé!
Đặc sản Huế là gì có những món gì
Nói về Huế, ta nói về mảnh đất cố đô đẹp hữu tình với non xanh nước biếc. Nơi có Sông Hương và Núi Ngự Bình. Tuy nhiên, đến Huế mà chỉ thưởng cảnh đẹp thôi thì có lẽ chưa đủ, muốn trọn vẹn, ta phải thưởng thức cả những thức quà đặc sản Huế. Vì là kinh đô của nhà nước phong kiến cuối cùng của nước ta nên những món ăn của Huế vẫn phảng phất nhiều hương vị của cung đình.
Khi đã đến Huế, nếu như chưa tìm hiểu trước về ẩm thực nơi đây, có thể các bạn sẽ ngỡ là mình bị lạc vào thời xưa với các món ăn có tên gọi rất đậm chất cung đình. Tuy nhiên hiện nay, những món ăn cung đình ấy đã được biến tấu để phù hợp với du khách đến đây. Ngoài ra còn rất nhiều các món ăn độc đáo với hương vị đặc biệt không thể lẫn vào đâu được. Chúng ta cùng tìm hiểu những món ăn nổi tiếng nhất định phải thử khi đến Huế là gì bạn nhé!
Bún bò Huế
Đến vùng đất cố đô, món ăn đầu tiên bạn mà bạn không thể bỏ qua đó là Bún bò Huế. Bún bò Huế đặc biệt đến nỗi mà Anthony Bourdain- một đầu bếp nổi tiếng đã phải thốt lên rằng đây là món ăn ngon nhất trên thế giới. Vậy, điều gì đã tạo nên sự đặc sắc trong món ăn này ?
Có thể nói, Bún bò Huế đặc sắc cả về hương vị lẫn phong cách trình bày. Thứ làm nên hương vị tuyệt vời của Bún bò Huế đó là sự tinh tế và kì công trong khâu chuẩn bị nguyên liệu. Những nguyên liệu làm nên một bát Bún bò Huế ngon cũng phải là những nguyên liệu tươi ngon nhất.
Trong mỗi bát bún bò Huế sẽ có sợi bún, thịt nạm, chả và nước dùng. Sợi bún bò Huế to vừa ăn và cực kì dai, mềm. Tất cả chúng được kết hợp với thịt nạm thơm lừng, chả dai dai và chan thêm một chút nước dùng ngọt, béo và trong vắt chắc chắn sẽ chẳng có gì sánh bằng. Hiện nay, giá của một bát bún bò Huế sẽ giao động từ: 20.000 – 40.000đ/ bát.
Đặc sản vả trộn Huế
Salad vả trộn Huế được biết đến là một trong các món ăn chỉ dành riêng cho Hoàng gia Huế. Món ăn này là sự kết hợp của nhiều loại rau củ như : trái vả luộc, cà rốt thái lát, nấm, hành với tôm hoặc thịt heo xắt nhỏ. Tuy nhiên điều đặc biêt làm nên thương hiệu vả trộn Huế mà các địa phương khác không có được đó chính là quả vả.
Là một trong những món ăn truyền thống phổ biến, tuy nhiên bạn có thể bắt gặp vả trộn trong thực đơn của nhiều nhà hàng Việt Nam. Vả trộn là món ăn phổ biến và là đặc sản của các tỉnh miền Trung. Chính vì vậy khi du khách miền Nam đặt chân tới Huế thì đây là một trong những món ăn được nhiều người gọi nhất. Khi ăn, bạn có thể thêm một số loại rau thơm và vừng (mè), hành lá, ngò gai, ngò rí, rau răm rửa sạch và thái nhuyễn.
Cơm Hến Huế
Một món dân dã như cơm Hến lại được xếp trong những món ngon nhất ở Huế. Dù chỉ là món bình dân nhưng ngày xưa, cơm Hến đã có lần được dâng vào tận cung vua triều Nguyễn. Người ở Huế, đi tứ xứ trở về chắc chẳng thể quên được món ăn này. Còn đối với khách du lịch, đây có thể là một trong những món ăn khó có thể bỏ lỡ tại vùng đất mộng mơ này.
Cơm Hến là sự kết hợp hoàn hảo giữa cơm trắng thơm ngon và chút thịt hến xào với gia vị thơm lừng. Tất cả chúng ăn chung với tóp mỡ chiên giòn, đậu phộng rang và rau mùi, bắp chuối là ngon hết xảy ? Chiều đến chỉ cần đi dạo quanh Huế mà thấy đói bụng, bạn có thể ghé ngay qua những quán cơm Hến bên đường để thưởng thức. Món cơm Hến này không chỉ đặc trưng cho nét đặc trưng ẩm thực Huế mà nó còn đặc trưng cho cả nét ẩm thực đường phố của Việt Nam ta.
Bánh canh Nam Phổ
Ngay từ chính cái tên của món ăn đã nói lên nơi sản sinh ra nó. Bánh canh Nam Phổ được xuất xứ từ vùng đất Nam Phổ Huế. Món canh này có hương vị hấp dẫn, lưu truyền đến nhiều nơi. Tuy nhiên, đến ngày nay, dù có làm ở đâu thì món bánh canh Nam Phổ ngon nhất cũng chỉ được tìm thấy ở Nam Phổ.
Bánh canh Nam Phổ có hương vị ngon lạ kì. Không chỉ từ phần cốt bánh, nhân bánh mà còn đến từ nước dùng. Cách làm bánh canh rất cầu kì và nhiều giai đoạn. Những người bán bánh ở Nam Phổ này là những gánh hàng được truyền từ đời này sang đời khác, vì thế, hương vị của bánh canh nơi đây luôn có một mùi vị đặc trưng.
Với cốt bánh, cốt bánh được làm từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ 3:1. Sau khi trộn bột, phần cốt bánh không được nhồi và cắt thành lát ngay mà được trưng cách thủy. Trưng xong bột, bột được đem đi đánh đều. Sau đó, đợi bột nguội, cho vào túi ni-long rồi ria bột theo sợi xuống nồi nước sôi. Như vậy, ta được những sợi bột thuôn dài và rất bắt mắt, thơm ngon. Về phần nhân, nhân được chế biến từ tôm tươi và thịt ba chỉ. Tôm phải là loại tôm tươi ngon nhất thì mới không tanh và cho ra màu đỏ đẹp mắt. Kết hợp giữa tôm và thịt ba chỉ thái nhỏ này thì thật không thể cưỡng nổi.
Thưởng thức món bánh canh Lăng Phổ đặc sản trứ danh Huế
Phần nước dùng của bánh canh Nam Phổ cũng rất đặc biệt. Nước dùng phải được nấu từ nước luộc tôm, luộc cua mới cho ra mùi vị tuyệt hảo nhất. Chan một chút nước dùng sóng sánh và nóng hổi vào bát, cùng thưởng thức chúng với một chút bánh canh mềm dai và miếng tôm thơm ngọt sẽ sưởi ấm bạn trong mùa đông này đấy!
Cơm chay Huế
Không như cơm chay thông thường chúng ta nghĩ, cơm chay ở Huế có thể xem như một sản phẩm nghệ thuật. Nguyên vật liệu chế biến cơm chay Huế cũng đơn giản như rau, củ, nấm, đậu phụ, đậu xanh… nhưng mâm cơm được dọn bạn sẽ thấy được sự khác biệt. Đó chính là tất cả công sức, tâm huyết và cũng là tấm lòng người làm ra nó.
Theo nhiều bạn trẻ chia sẻ, ở Huế để có thể thưởng thức ăn cơm chay ngon nhất bạn có thể đến chùa Từ Đàm. Đây cũng là một trong những ngôi chùa khá nổi tiếng ở Huế.
Các ni cô ở chùa nấu cơm chay rất ngon. Tuy nhiên bạn nên đi vào các ngày rằm và mùng Một, ở các ngày này chùa đều có cỗ chay mời các phật tử tới chùa hành hương.
Ngoài ra bạn cũng có thể đến một số quán cơm chay ngon tại Huế như
+ Quán Liên Hoa: số 3 đường Lê Quý Đôn
+ Quán Bồ Đề trên đường Bà Triệu
+ Quán Tịnh Bình ở phường Thuận Thành
+ Quán Tịnh Tâm trên đường Phạm Ngũ Lão
Tôm chua Huế
Ai đã từng thưởng thức qua món ăn lạ miệng này chắc sẽ chẳng thể nào quên nổi. Có người chỉ vì bén duyên với món tôm chua này mà phải từ xa lặn lội đến tận Huế để thưởng thức cho đã miệng. Thế mới thấy được cái hay, cái lạ trong món ăn.
Trên đất nước ta, có nhiều nơi cũng có món ăn này, nhưng lại ít có món tôm chua nào gây vấn vương như món tôm chua ở Huế. Món tôm chua ở Huế là kết quả của sự kết hợp rất hài hòa giữa các vị chua, cay, mặn, ngọt. Một chút cơm nóng gắp thêm chút tôm chua thì cực kì ngon miệng.
Ngoài ra, tôm chua cũng có thể ăn kèm với bún và rau thơm. Chính vì sự phong phú trong kết hợp của nó mà tôm chua được ưa chuộng cho mọi bữa ăn bình dân ở Huế. Ăn tôm chua, ta sẽ cảm nhận thêm được một nét bình dị, chân chất nhưng lại rất tinh tế ở con người Huế.
Để làm được món tôm chua, người Huế phải chọn lựa những con tôm ngon tươi ngon nhất. Với việc chọn tôm, con người nơi đây cũng có rất nhiều kinh nghiệm khác biệt để chọn tôm vào từng tháng, sao cho tôm đạt chất lượng cao nhất. Sau khi chọn lựa được tôm, chúng được muối chung với các nguyên liệu khác như ớt, tỏi, riềng, miến,… theo tỉ lệ nhất định.
Nếu đến du lịch ở Huế, đừng bỏ lỡ món tôm chua này để mua làm quà cho người thân và bạn bè nhé!
Mắm Sò Lăng Cô
Ở vùng biển Lăng Cô, mắm sò có lẽ là món ăn nổi tiếng nhất làm nên thương hiệu Đặc sản của Huế. Dù ở Lăng Cô có rất nhiều hải sản tươi ngon, nhưng món ăn được du khách chọn lựa nhiều nhất lại là mắm sò. Hiểu được tâm lí này của du khách, hiện nay, bạn có thể tìm đến các khu chợ trong Lăng Cô và dễ dành tìm thấy món mắm sò.
Món mắm này được làm từ sò lông tươi mà người dân vừa bắt về. Ngoài ra, sò còn được ướp thêm nhiều gia vị và nguyên liệu khác. Mắm sò muốn bảo quản tốt thì nên đậy kín trong chai thủy tinh và chai nhựa.
Ăn mắm sò ngon nhất với cơm nóng. Ngoài ra, bạn có thể dùng nó như một món nước chấm với thịt luộc cũng rất tròn vị. Hương vị của mắn sò sau khi ăn cứ vương mãi nơi đầu lưỡi, quyến luyến chẳng thể rời. Vì thế, món ăn này khiến rất nhiều những thực khách bốn phương tìm về để thử lại một lần nữa.
Bánh Khoái
Mới nhìn vào món bánh khoái, chắc nhiều người sẽ tưởng nhầm đây giống với món bánh xèo Nam Bộ. Tuy nhiên, hai loại bánh này lại hoàn toàn khác nhau.
Bánh khoái được làm từ bột gạo. Bánh phải được đổ bột tròn theo khuôn nhỏ. Bên trên mặt bánh được ăn chung với thịt và rau sống. Tuy nhiên, một chiếc bánh có đạt được độ ngon hoàn hảo hay không phải phụ thuộc vào phần nước chấm nữa.
Cách làm vỏ bánh khoái trông thì rất đơn giản, chỉ cần trộn bột và bột vào khuôn, đem rán lên. Tuy nhiên, để rán bánh này sao cho giòn và vàng đều thì bạn lại cần đến tận nơi hỏi những người dân xứ Huế rồi. Còn về nước chấm, nó được làm rất cầu kì với hàng chục các nguyên liệu khác nhau.
Nguyên liệu chính của nước chấm bánh khoái là thịt và gan lợn. Sau khi chế biến xong các nguyên liệu này, đổ chung chúng vào xay nhuyễn với các nguyên liệu khác như đậu phông, mè rang, tương đậu. hành, tỏi, mắm ruốc,… là thành công. Thưởng thức chút bánh khoái chính tại nơi cố đô Huế chắc chắn sẽ là một trải nghiệm ẩm thực bạn chẳng có thể quên.
Mè Xửng – Đặc sản trứ danh Huế
Mè xửng của Huế thì chắc chẳng cần nói nhiều, đây là món ăn đã nổi danh khắp nơi trong đất nước. Người lần đầu đến Huế thì chắc chắn sẽ chọn đây là món ăn đem về làm quà đầu tiên. Mè xửng là sự kết hợp hoàn hảo giữa mè rang, lạc và đường. Ai thích món kẹo ngọt vừa mà bùi bùi, béo béo thì không nên bỏ qua món kẹo mè xửng này. Một chút mè xửng vừa dai vừa mềm, uống thêm với chút trà thì còn gì tuyệt vời hơn.
Chè Huế
Đi khắp các khu chợ ở đất Huế, không nơi nào là thiếu món chè, chính xác hơn là chè Huế. Thực ra chè Huế chỉ là một tên gọi chung. Trong món chè Huế này thực ra có rất nhiều món chè khác nhau. Các món chè nổi tiếng nhất ở Huế có lẽ là chè bột lọc hạt sen, chè bưởi, chè đậu đỏ, chè đậu ngự, chè bắp,…
Món chè Huế làm nên được sự đặc sắc của mình không phải là ngẫu nhiên. Phải ăn thử chè Huế mới thấy được những điểm khác biệt ở nơi đây. Nguyên liệu để làm nên một cốc chè Huề ngon phải là những nguyên liệu được chọn lọc nhất. Một cốc chè Huế có thể được kết hợp với rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Vì thế, kể cả là một người khó tính, bạn vấn có thể có được một cốc chè ưng ý nhất.
Trà cung đình Huế
Đến Huế, thưởng thức tất cả món mặn, món ngọt nơi đây chắc chắn đã làm cho bạn căng bụng. Nếu thế, hãy cùng ngồi xuống một quán trà nhỏ ven đường và tráng miệng bằng thứ trà tinh tế của nơi đây.
Trà cung đình Huế bắt nguồn từ nơi cung đình xưa, chính vì thế mà ngày nay, nó được coi là một bài thuốc quý giá với nhiều các loại thảo dược kết hợp với nhau như: Atiso, Hoa cúc, Kỷ tử, Tim sen, Hoa lài,…
Trà cung đình Huế có rất nhiều tác dụng khác nhau. Đầu tiên, trà cung đình rất tốt cho giấc ngủ. Thức hai, trà rất tốt để điều tiết đường huyết, tăng đề kháng. Thứ ba, đây là một giải pháp tốt cho việc giải nhiệt. Đừng chần chừ mà hãy bỏ túi ngay những món ăn không thể bỏ lỡ ở Huế này nhé!
Cơm trái dừa Huế
Chỉ nghe tên thôi là đã thấy rất độc đáo rồi, Món cơm trái dừa sẽ dùng nguyên liệu chính là Trái dừa xiêm to đã rám (không nên lấy dừa quá non hoặc dừa già) và gạo ngon. Dừa gọt vỏ và vạt lấy nước đem đi nấu cơm và giữ lại cùi dừa. Khi cơm chín được trộn với hỗn hợp tôm khô, lạp xường, , đậu hà lan, thịt heo và chả Huế ( hỗn hợp được xào xơ).
Sau đó cho cơm thập cẩm trộn sẵn vào trong trái dừa còn cùi và đem hấp cách thủy, cho nóng lên và khói bốc nghi ngút, phải để lại cùi dừa để làm cho cơm thơm ngon và béo hơn. Khi ăn có thể cho thêm tương ớt và xúc trực tiếp vào trái dừa để ăn.
Khi thưởng thức nên nhai thạt chậm để cảm nhận được tất cả mùi vị của món ăn cung đình này. Điều thú vị là ăn trực tiếp trên trái dừa chứ không phải bằng chén, bạn sẽ trãi nghiệm món ăn với mùi thơm đặc trưng của nước dừa xiêm, hạt cơm bóng mượt vị ngọt, béo từ dừa thấm vào và vị ngon từ chả, thịt, tôm, đậu rất ngọt ngon. Sự kết hợp khéo léo và cầu kỳ trong chế biến, nên dù chỉ là món ăn đơn giản nhưng vẫn tạo ra hương vị hấp dẫn thật khó cưỡng.
Nếu đi du lịch Huế, chỉ ghé thăm các danh lam thắng cảnh đẹp mà không được thưởng thức món cơm trái dừa thì thật tiếc, bởi với Huế thưởng thức món ăn cũng chính là thưởng thức nét đẹp văn hóa nơi đây.
Bánh ướt heo quay Bà Sửu – Huế
Một số nơi khác thường dùng bánh hỏi heo quay, nhưng đến Huế thì Bánh ướt heo quay là một trong những món ẩm thực tuy dân dã nhưng được rất nhiều thực khách ưa. Nổi tiếng nhất vơi bánh ướt thịt heo quay Huế, chính là thương hiệu Bà Sửu. Bánh được tráng từ bột gạo mới rất thơm mềm và ngon. Thịt Heo quay ở đây vàng ơm, da ngoài chín và giòn rụm, thịt bến trong thì chín mềm, thơm nức mũi.
Ở đây bánh ướt heo quay sẽ được ăn kèm thêm là một đĩa đồ chua có giá hẹ cà rốt ngâm dấm, bát nước mắm với ớt, ngọt mặn tùy theo khẩu vị và yêu cầu của mỗi người. một dĩa rau sống thơm có nhiều loại rau như ngò thơm, xà lách, bắp chuối thái nhỏ. Kỹ thuật thái thịt của thợ phải nói rất điêu luyện, lát thịt đều tăm tắm như đo ni. Chỉ cần một miếng thịt, miếng bánh ướt ghém một chút rau sống và chấm với chén nước mắm chua ngọt nơi đây chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được món ăn đặc biệt của nơi này.
Đậu hủ Huế
Đậu hũ (còn có tên gọi là tàu hủ non hay tào phớ) là món ăn bình dị, quen thuộc và được rất nhiều người ưa chuộng. Đậu hủ ngoài hương vị thơm ngon, hấp dẫn thì cũng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt ở món ăn này là thường được bán dọc trên đường đi, trên đôi quang ghánh nhưng đậu hủ luôn được giữ nóng.
Khi gọi một bát đậu hũ thì người bán mới múc đậu ra chén, một muỗng đường cát, một ít chanh, ít gừng giã nhuyễn. Khi ăn bạn trộn cho tan đường mà chén đậu hũ vẫn còn ấm, vậy mà ăn vào là nhớ mãi không thôi. Đậu hủ ở Huế luôn luôn nóng hổi vì được đựng trong chum sành còn được bọc một lớp xốp và ni lông bên ngoài để giữ cho đậu luôn được nóng.
Khi ăn đậu hủ mềm tan trong miệng, vị ngọt thanh của đường, vị thơm đặc trưng của chanh gừng kết hợp lại giúp cho món ăn trở nên ngon lạ lùng. Khi đi xa quê, chắc ai cũng sẽ nhớ da diết gánh đậu hũ mỗi chiều, nhất là khi thời tiết trở lạnh lại thèm đến kì lạ một chén đậu hũ nóng của Cố đô Huế.
Bánh ít gói Kiều Huế
Có thể nói Huế rất đa dạng các loại bánh, nếu kể tên thì nhất định không thể thiếu Bánh ít gói Kiều. Là loại bánh dân dã, làm từ bột nếp nhân tôm thịt: bánh dẻo mịn, có vị thơm ngon đặc trưng, đậm đà và khi đã thưởng thức thì rất khó quên. Nhân của bánh ít giống hệt với nhân bánh bột lọc gồm có: tôm đồng chẻ đôi rim vừa ăn cùng thịt ba chỉ rim…
Bột nếp sau khi đã nhồi kỹ sẽ cho lớp mỏng bọc lấy phần nhân rồi vo tròn lại và cho vào giữa tấm lá chuối và gói lại thành bánh ít gói, Sau đó đem hấp bánh trong một cái xửng và đợi khoảng 1 giờ cho chín.
Bánh ít gói là một trong số các loại bánh phổ biến ở Huế và các tỉnh miền trung. Tuy nó không nổi tiếng như bánh bột lọc hay bánh nậm, nhưng cũng là loại bánh ngon được bày bán nhiều ở Huế và nhất định bạn phải thử một lần cho biết hương vị bánh ít gói Của xứ Huế ra sao.
Chè đậu ngự Huế
Chè đậu ngự Huế là một món chè thơm ngon nổi tiếng của Huế với hương vị thanh mát, ngọt nhẹ, hạt đậu bùi ngậy rất ngon. Đối với mọi người nơi đây, chè đậu ngự là một món ăn tráng miệng có hương vị cực kỳ thanh tao, rất giàu dinh dưỡng mà lại rất tốt cho sức khỏe, rất thích hợp dùng để đãi khách. Món chè với các hạt đậu mềm, màu trắng, vị ngọt thanh mát, có công dụng giải nhiệt rất hiệu quả.
Chè đậu ngự có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh bằng cách cho thêm đá để thưởng thức, đặc biệt vào những ngày tiết trời nắng nóng khó chịu. Hương chè thanh tao quyện lẫn hương trầm thoang thoảng trong quán thường tạo nên một phong vị rất riêng cho Huế, góp phần làm phong phú thêm món ngon, món đặc sản của vùng đất Cố đô Huế.
Tré Huế
Tré Huế là một món ăn khá phổ biến vơi người dân địa phương nơi đây, nhìn thì có nét giống với nem chua, nhưng thật ra chúng khác biệt. Tất cả nguyên liệu và gia vị để tẩm ướp khi làm tré đều phải được làm chín kỹ lưỡng. Điều đặc biệt để cho món tré ngon là phải được làm bằng tay và hoàn toàn không dùng máy. Bởi khi làm tay các nguyên liệu sẽ không bị nát và sẽ giữ được trọn vẹn hương vị cho món tré thơm ngon và đặc biệt.
Nem lụi Huế
Nem lụi có thể được xem như là một trong những món ăn tủ của Huế”’. Ngoài nguyên liệu chính là thịt tươi ngon sau khi xay và tẩm ướp các gia vị được xiên que để nướng trên bếp than hồng thì còn được ăn kèm cùng các loại rau nước chấm đặc biệt được pha chế từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Rau ăn kèm phải có các loại rau thơm, giá, khế, chuối xanh thái mỏng, quả vả sống… Nước chấm cũng rất quan trọng và được chees biến hết sức cầu kỳ, được pha chế từ gan heo, dầu, các loại gia vị, quế chi, hoa hổi…
Nem lụi khi ăn một lần rồi đảm bảo sẽ không bao giờ dừng lại nếu có dịp đến thăm Huế, bởi món ăn này rất dễ gây nghiện ở những lần 2, lần 3… và sẽ mãi không quên những trải nghiệm tuyệt vời về món ăn.
Cơm Âm Phủ
Món ăn ngon ở Huế và đã gây nhiều tò mò cho không ít khách du lịch, đó là món Cơm Âm phủ. Tuy cái tên nghe có vẻ rất kỳ lạ nhưng món ăn này đã hấp dẫn mọi người từ hình thức cho tới hương vị không nơi nào có được. Món ăn này bắt nguồn từ quán cơm có tên Âm phủ trên đường Nguyễn Thái Học nằm gần sân vận động Huế. Quán đã mở cửa rất lâu gần cả trăm năm nay. Trước đây, quán chỉ mở vào đêm khuya và khi đó toàn dùng đèn dầu leo lét để bàn, và tên cơm âm phủ từ đó trở nên nổi tiếng cho đến ngày hôm nay.
Một dĩa cơm Âm Phủ khi bưng ra bạn sẽ rất thỏa mãn khi thưởng thức bằng mắt bởi đĩa cơm có đủ cả 7 màu, được sắp xếp hết sức nghệ thuật với các màu sắc hết sức rực rỡ. Phần cơm trắng được nấu bằng gạo An Cựu ở giữa, xung quanh sẽ có 6 màu tương ứng với các món: thịt ba chỉ rim, chả lụa Huế nướng, tôm, trứng rán, nem nướng, rau thơm, dưa leo…
Khi ăn, chỉ việc rưới một ít nước mắm lên trên rồi trộn đều và thưởng thức thôi. Cơm Âm Phủ hiện nay đã được phục vụ từ ở những quán cơm bình dân cho đến hàng quán sang trọng.
Yến sào Huế
Yến sào là một trong tám món ăn quý hiếm của cung đình xưa, (tám món đặc sản cung đình xưa Bao gồm:Nem công, Chả phượng, Da tây ngưu, Bàn tay gấu, Gân nai, Môi đười ươi, Thịt chân voi, Yến sào). Tuy nhiên, trừ yến sào ra, thì 7 món ăn còn lại đều rất quý hiếm , có loài đã tuyệt chủng và thuộc nhóm quý hiếm cấm khai thác nên hiện nay trong danh sách bát trân thì Huế còn yến sào nổi tiếng.
Để tái hiện các tiệc cung đình bằng chính những nguyên liệu cao cấp từ nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam thì có thể cung cấp các món như: yến sào, vi cá, hải sâm, cua gạch, tôm hùm, cua huỳnh đế, sò huyết, bào ngư …. để thu hút nguồn khách quốc tế khi họ đến với du lịch và ẩm thực Việt Nam.
Yến sào không phải là một món ăn ngon, bởi có mùi hơi tanh tanh, vị lại nhạt nhạt, nhưng khi chế biến thành các món ăn nó sẽ giúp bồi bổ thần kinh, gân cốt, chống suy nhược và giúp kéo dài tuổi thọ…. Yến sào có thể chế biến thành các món ăn như: Chè yến, Chè yến sào hạt sen hoặc Yến thả và món Bồ câu tiềm yến sào…..
Cơm rượu nếp Kiều Huế
Một trong những món ẩm thực dân gian của Huế rất nổi tiếng đó là cơm rượu nếp kiểu Huế (còn gọi là Cơm rượu), được làm từ phương pháp lên men truyền thống để tạo nên thức uống đạm đà hương vị đặc trưng xứ Huế. Là một món ăn có cồn nhưng không qua chưng cất, vị ngon là, thanh mát, dễ tiêu hóa và được rất nhiều người yêu thích và chọn lựa.
Để làm được 1 mẻ Rượu nếp ngon thì nếp phải chọn là loại nếp cái hoa vàng, loại nếp này khi nấu lên sẽ có độ dẻo và thơm, ngọt hơn các loại nếp khác. Nếp sau khi được vo sạch đem ngâm nước trong 8 giờ rồi vớt ra để ráo. Đem hấp nếp lần 1 trong một tấm vải màn cho đến khi hạt nếp có độ trong, lấy ra và nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng rồi để ráo trong 3 phút.
Hấp nếp thêm 1 lần cho đến khi chín hoàn toàn. Khi nếp đã chín xong đem gói nếp ra trải trên mặt phẳng có lót giấy bọc thức ăn. Sau đó, giả men cho thật mịn và đem rải men lên trên mặt nếp và trộn đều. Cho nếp đã trộn men vào một cái hộp rồi nén cho nếp dẹp xuống rồi hoặc đậy nắp kín. cất giữ ở nơi khô ráo khoảng 3 ngày để cơm nếp lên men.
Đặc sản cơm rượu nếp Huế
Khi thấy xôi lên men thành tảng mịn thì lấy đem ra cắt thành từng khối vuông nhỏ ( hoặc có thể vo viên tròn nhỏ từ trước), rồi xếp vào một lọ sạch. Tiếp theo là cho nước đường vào (nước đường nấu theo tỷ lệ o,5l nước : 0,2 kg đường). khi thấy cơm rượu nổi lên trên là có thể dùng được. Rượu nếp vừa là món ăn giải nhiệt mùa hè vừa có tác dụng rất tốt cho sứ. Nếu có dịp đến Huế, bạn hãy thưởng thức món ăn đậm đà hương vị Huế này nhé!
Các loại bánh Huế đặc sản
Nếu bạn đã biết Chè Huế đa dạng đến mức nào thì các loại bánh ở Huế cũng đa dạng không kém gì chè cả. Nếu đến Huế, có dịp ghé chợ Đông Ba, các bạn phải nên thử thưởng thức một đĩa bánh thập cẩm ở đây vì bạn sẽ rất ngạc nhiên cho coi. Mỗi dĩa bánh thập cẩm sẽ có gần đầy đủ các loại bánh đặc sản của Huế như: bánh bèo, bánh bột lọc, bánh ướt, bánh nậm, bánh ram ít… mà loại bánh nào cũng ngon, cũng rất hấp dẫn và thú vị.
Bánh bèo huế
Đây có thể coi là món ăn phổ biến và gắn bó từ rất lâu với người dân ở đây. Bánh có màu trắng mỏng được đổ trong khuôn giống những chén nhỏ, hình tròn. Bánh có nhân đậu xanh, ăn kèm với dưa leo, nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt rất ngon. Đặc trưng của bánh là được bán nhiều bởi gánh hàng rong hoặc chỉ với một chiếc thúng nhỏ là người bán hàng có thể đem bánh bèo đến bán từng nhà. Ở Huế cũng có những khu phố gọi là “Khu phố bánh bèo” như An Định, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đường Ngự Bình …
Bánh bột lọc
Là loại bánh được làm từ củ sắn, nhân bánh sẽ có tôm, thịt mỡ. bánh được gói bằng lá chuối và đem hấp chín. Bánh bột lọc rất được người vùng khác yêu thích, đến nỗi mỗi khi có dịp đến Huế đều mua cả trăm cái để mang về làm quà cho những người thân ở nhà. Loại bánh này thường được bán ở những quán bán bánh lớn nhỏ trên cả tỉnh.
Bánh ít ram
Nhìn giống như bánh ít trần miền nam, bánh được làm bằng bột nếp dẻo, bánh tròn nhỏ nhưng dày hơn bánh bèo, có nhân đậu xanh, vị hơi mặn mặn ngọt ngọt, ăn cũng rất ngon
Bánh khoái
Là loại bánh được ăn riêng một mình chứ không ăn kèm trong đĩa bánh như các các loại trên. Vỏ bánh khoái đổ bằng bột gạo xay trộn với lòng đỏ trứng gà. Nhân bánh là tôm bóc vỏ, thịt lợn hay thịt bò,tóp mỡ, giá sống… Món ăn ngon hay không chính là do nước chấm. Tất cả các hương vị cùng hòa quyện tạo nên miếng bánh giòn, thơm ngọt, béo ngậy nhưng càng ăn càng ghiền. Nhất là các du khách khi trở lại đều đi tìm thưởng thức cho được loại bánh đặc trưng của xứ Huế này.
Các loại bánh mứt tết ở Huế
Những ngày tết ở Huế, việc làm bánh mứt có nhiều ý nghĩa, trước tiên bánh được dùng để dâng cúng tổ tiên ông bà, thứ hai là để chiêu đãi bạn bè khách khứa vào dịp đầu năm mới, thứ ba, đây là dịp để các các cô trổ tài bếp nút khéo léo và thể hiện tài năng với các món bánh đầy đủ màu sắc, đậm đà hương vị quê hương. Các loại bánh mứt tết rất đa dạng, phổ biến là những loại bánh mứt tết sau:
Bánh tét Huế
Bánh tét là loại bánh không thể thiếu trong những ngày Tết đầu năm của mọi nhà. Bánh tét nổi tiếng ngon nhất ở Huế là bánh tét làng Chuồn, bởi bánh nơi đây vừa dẻo vừa thơm mùi nếp mới, nhân đậu xanh vàng ươm thơm nức cùng miếng thịt mỡ béo ngậy trông rất ngon lành. Để có một đòn bánh tét ngon đúng điệu, cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ như: nếp, đậu, lá, lạc buộc… và sơ chế cũng rất công phu, kỹ thuật gói cũng rất điêu luyện. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo mà những chiếc bánh hình trụ tròn và thon trông rất bắt mắt, khi ăn ai cũng phải tấm tắt ngợi khen.
Bánh chưng
Đây cũng là món bánh rất nổi tiếng ở Huế vào dịp tết trong thời gian gần đây, nguyên vật liệu và quy trình chế biến hoàn toàn giống như làm bánh tét, chỉ khác về hình dáng bánh, với bánh tét sẽ có hình trụ tròn và thon, nhưng bánh chưng thì lại có hình vuông, gói bằng lá dong và không để lâu ngày được như bánh tét. Nổi tiếng về bánh chưng có thương hiệu bánh chưng Nhật Lệ là không đâu ngon bằng, bánh nơi đây rất ngon và bán rất chạy.
Bánh chưng Nhật Lệ rất đặc biệt bởi bánh chỉ nhỏ như bàn tay và luôn được bán theo cặp. Vào dịp Tết muốn có bánh chưng nhật lệ thì phải nhanh chân đến đặt trước từ giữa tháng 12 âm lịch, nếu không kịp là phải ăn bánh chợ hoặc có thời gian thì về nhà tự gói.
Bánh dứa
Là loại bánh có vỏ bánh làm từ nguyên liệu chính là bột nếp bọc lấy nhân bánh bên trong gồm đậu phộng, mè, đường… Trước đây, Bánh luôn có mặt trong những ngày Tết, tuy nhiên loại bánh độc đáo này ngày nay còn ít người làm.
Bánh đậu xanh trái cây
Đây là loại bánh độc đáo và rất nổi tiếng ở Huế vì rất đẹp mắt, được tạo hình khéo léo trông giống hệt những loại trái cây được thu nhỏ rất xinh xắn. Bánh làm từ đậu xanh đãi vỏ, đông sương (rau câu), đường và các màu tự nhiên như lá dứa, cà rốt, nghệ, gấc, củ dền…
Bánh ngũ sắc
Các địa phương khác còn gọi là bánh in, loại bánh này rất nhiều chủng loại với tên gọi là thành phần chính của bánh: bánh bột nếp, bánh đậu xanh, bánh bột huỳnh tinh, bánh sen tán… Bánh ngũ sắc sẽ được gói bằng giấy gương đủ màu, tuy nhiên sẽ có quy định cụ thể như: màu xanh hy vọng là gói bánh đậu xanh, màu tím hoàng là gói bánh bột nếp… Tùy sao sở thích mà có thể chọn hương vị bánh mình yêu thích.
Bánh Thuẩn
Vào những ngày giáp tết, cho dù là bạn đang ở đâu thì trong làn gió Huế vẫn luôn phảng phất mùi thơm mới của bánh thuẩn, là những chiếc bánh xinh xắn nhiều hình dáng khác nhau, có thể là các loài vật đáng yêu, hay các loài hoa mỹ miều với các khuôn mẫu sẵn có. Bánh được làm bằng bột huỳnh tinh hay bột mì tùy vào sở thích của từng nhà.
Một điều thú vị trong làm bánh là mọi người nơi đây thường thích thử thời vận năm mới qua việc làm bánh thuẩn cuối năm, nếu bánh nở đẹp, ngon thì trong năm mới sẽ vô cùng may mắn, thuận lợi và ngược lại… đây chỉ là trò chơi vui thôi chứ thực ra bánh đẹp hay không tùy thuộc nhiều vào kỹ thuật và bí quyết gia truyền của người làm bánh.
Bánh sen cuộn hoặc bánh sen chấy: là 2 loại bánh được làm từ nguyên liệu chính là hạt sen nấu chín, sau đó đánh nhuyễn rồi cán mỏng chấy trên lửa than rồi nhanh tay cuộn lại một cách đều đặn và khéo léo. Ngoài hạt sen là nguyên liệu chính thì cũng có thể dùng nguyên liệu là đậu xanh để thay thế.
Các loại mứt đặc sản Huế làm quà
Giống như các loại bánh, thì mứt ngày Tết ở xứ Huế cũng rất phong phú và đa dạng. Ngoài mứt gừng trứ danh khắp nơi, khay mứt trong các gia đình Huế còn có mứt sen, mứt bí đao, khoai lang, mứt dừa, mứt me, mứt nghệ… Phần lớn các gia đình truyền thống Huế đều biết làm các loại mứt cho gia đình ngày tết
Mứt gừng Huế
Đây là đặc sản Tết nổi tiếng của xứ Huế và được nhiều người ưa chuộng. Mứt được làm từ gừng non đem xắt lát mỏng, ngâm nước và phơi nắng cho gừng trắng rồi luộc với nước cho bớt vị nồng cay. Đem xả sạch và để ráo nước, trộn đường cát trắng và rim trên bếp lửa riu riu, trộn đều cho đến khi thấy đường khô bám vào kín các lát gừng mới đổ mứt ra, gỡ ra từng lát và duỗi thẳng để đem phơi hoặc sấy trên lửa than.
Mứt hạt sen
Hạt sen trần đã bóc vỏ lấy tim đem luộc sơ qua nước sôu, xả lại nước lạnh vài lần, để ráo nước mới rim hạt sen với đường trên lửa nhẹ. Khi hạt sen chín mềm gắp nhẹ hạt sen ra rỗ tre, tiếp tục rưới nước đường lên hạt sen và để cho đến khi đường gần khô lại mới gắp hạt sen ra để lên giấy trắng và sấy khô. Khi mứt Sen nguội mới cất vào.
Mứt khoai lang
Sau khi đã gọt vỏ khoai đem cắt thành từng miếng vuông nhỏ, rửa sạch mủ và ngâm vào nước vôi, sau đó xả lại bằng nước lạnh. Khoai ráo đem ngâm đường khoảng 30 phút, rồi bỏ vào chảo rim cùng với đường trên lửa nhẹ. Đảo cho đều tay đến khi khô sẽ lấy ra, để nguội mới đem cất.
Mứt dừa
Đây cũng là loại mứt tết truyền thống Viêt Nam, mứt sẽ dùng dừa vừa già đem gọt vỏ và rửa sạch để ráo, xắt lát mỏng. Đem trụng trong nước để bớt vị dầu và xả lại nước lạnh rồi để ráo nước. Sau cùng là cho dừa vào chảo rim với đường. Cho đến khi đường khô lại lấy ra, để thật nguội rồi mới đem bỏ túi cất.
Mứt quất, mứt cam: Đây là loại mứt dẻo, khi làm nên chọn trái đã chín đỏ. Đem gọt lớp vỏ the đi và ngâm nước muối. Sau đó xả lại nước lạnh, xẻ làm 4 hoặc 6 đường nhỏ để nặn hết hạt và ép khô nước rồi rim với đường cho đến khi đường sệt lại thì lấy mứt ra, chờ mứt thật khô mới đem cất vào..
Mứt me Huế
Cách làm mứt me nguyên trái tuy là mất nhiều thời gian và yêu cầu cao sự khéo léo và tỉ mỉ nhưng sẽ cho ra món mứt me nguyên trái chua chua ngọt ngọt thật đẹp mắt và đặc biết rât là ngon miệng mà không thể cưỡng lại sự hấp dẫn của loại mứt này.
Nhìn chung ở Huế sẽ có nhiều loại mứt. Quy trình chế biến mứt Huế đều tương tự như nhau. Để có dĩa mứt khô ngon và đẹp mắt thì cũng yêu cầu rất nhiều trong việc chọn nguyên liệu, cũng như thao tác nhanh và đều tay khi rim mứt. Mỗi món mứt đều có một sắc thái riêng và hương vị đặc trưng riêng. Nhưng luôn cảm giác hấp dẫn và thèm ăn ngay khi vừa chế biến xong.
Các loại kẹo đặc sản xứ Huế
Các Loại kẹo truyền thống ở Huế gồm có: kẹo cau, kẹo gừng, kẹo gương, kẹo búa, kẹo đậu phộng…và nổi tiếng hơn hết là kẹo mè xững. Tuy kẹo không đa dạng và phong phú như các loại bánh, nhưng mỗi loại kẹo đều có nét đặc trưng khác nhau, nhưng tất cả đều có hương vị đậm đà và sự cuốn hút khác nhau
Kẹo cau
Kẹo trông giống miếng cau khi được bổ sáu, bên trong bánh trông giống nhân hạt cau, được làm từ nước đường đông đặc. Phần ngoài giống như vỏ cau, được làm bằng bột gạo và ít đường cát. Kẹo khá cứng nên ngậm để kẹo tan dần khi ăn.
Kẹo gừng
Kẹo được làm từ bột nếp, đường cát, nước gừng. Sau khi chế biến được cắt thành từng miếng nhỏ hình tam giác, giống như bánh ú, bánh có mùi vị nồng nồng thơm rất hấp dẫn.
Kẹo gương
Kẹo được làm từ đường nấu chảy, mè, đậu phộng rang bóc vỏ, kẹo được dát mỏng như miếng gương soi, vị ngọt thơm và bùi, ăn rất ngon và dễ bị nghiện.
Kẹo đậu phộng
Cũng được làm từ đường nấu chảy trộn với đậu phộng rang để nguyên vỏ lụa, sau đó đổ trên chiếc bánh tráng đã nướng giòn, đắp thêm chiếc bánh tráng trên mặt để khi cầm kẹo không bị dính tay..
Kẹo trứng chim
Kẹo được làm từ đậu phộng rang chín, rưới nước đường đã sên lên, trộn thêm lớp bột huỳnh tinh và ít dầu vani để tạo hình như trứng chim và có hương thơm thật quyến rũ.
Kẹo kéo
Kẹo được làm từ bánh đường nấu đến khi sệt dẻo lại, bọc đậu phộng rang vào giữa lớp kẹo, được kéo dài ra và cắt từng khúc nhỏ vừa để ăn.
Địa chỉ các quán ăn ngon tại Huế
Quán Tranh bèo nậm lọc
Địa chỉ: Đường Chi Lăng, Huế
Điện thoại: (84-54) 531866
Bánh bèo Bà Cư
Địa chỉ: 47 Nguyễn Huệ, Huế
Điện thoại: (84-54) 832895
Bún riêu cua
Địa chỉ: 56 Nguyễn Huệ
Cháo ông Lương
Địa chỉ: 43 Bà Triệu, Huế
Yaourt
Địa chỉ: 68 Nguyễn Huệ
Bánh bèo nậm lọc Mợ
Địa chỉ: đường Điện Biên Phủ, Huế
Cháo vịt Thuận
Địa chỉ: 94 Bùi Thị Xuân, Huế
Quán mỳ Phước
Địa chỉ: 62 Nguyễn Huệ
Bún – cháo – cơm hến
Địa chỉ: 98 Nguyễn Huệ
Bánh canh cá lóc Thủy Dương
Địa chỉ: Thủy Dương, Hương Thủy
Bún chả cá
Địa chỉ: 110 Nguyễn Huệ, 124 Nguyễn Huệ
Bánh canh cua Phạm Hồng Thái
Địa chỉ: đường Phạm Hồng Thái, Huế
Long 89
Địa chỉ: 89 Nguyễn Huệ
Điện thoại: (84-54) 825090
Bánh canh cua Phan Bội Châu
Địa chỉ: Dốc Phan Bội Châu, Trường An, Huế
Chè Cung Đình Huế
Địa chỉ: 31 Nguyễn Huệ
Cơm hến và chè bắp Cồn Hến
Địa chỉ: Cồn Hến, Vĩ Dạ
Bánh khoái Hồng Mai
Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Huế
Bánh khoái Lạc Thiện
Địa chỉ: 6 Đinh Tiên Hoàng, Huế
Điện thoại: 84-54) 527348
Đường ăn sáng
Địa chỉ: Đường Trương Định
Quán vườn Hương Cau
Địa chỉ: 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Huế
Điện thoại: (84- 54) 527228 – 222038
Sau một thời gian đến để nghỉ dưỡng, vui chơi và tham quan khắp nơi. Bạn sẽ được trãi nghiệm cuộc sống nhẹ nhàng và bình yên đến lạ của xứ Huế. Hãy thưởng thức tất cả các món ngon nơi đây để được cảm nhận sự trọn vẹn đến từng chút một trong từng món ăn, từng cảm xúc và từng khoảnh khắc bạn nhé!